Các nước trên thế giới hiện nay có xu hướng coi trọng thuế gián thu hơn vì nó mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lý. Vậy thuế gián thu là gì? Thuế trực thu và thuế gián thu khác biệt ở điểm nào sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Thuế Thu Nhập Cá Nhân
1. Thuế Gián Thu Là Gì?
Thuế gián thu là loại thuế mà người chịu thuế không phải là người nộp thuế. Thuế gián thu là thuế thu đánh vào người tiêu dùng qua thông qua nộp thuế qua một đơn vị trung gian (thường là các doanh nghiệp).
Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không cùng là một. Chẳng hạn như chính phủ đánh thuế vào doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp thuế) và doanh nghiệp lại chuyển thuế này tính vào chi phí giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế sẽ là người tiêu dùng cuối cùng.
Do vậy, thuế gián thu là thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất kinh doanh. Thuế này có tác dụng là điều tiết tiêu dùng của xã hội. Đây là loại thuế được cộng vào giá cả của hàng hóa và dịch vụ.
Mục đích của loại thuế gián thu này là đánh vào người tiêu dùng. Người nộp thuế sẽ là người sản xuất kinh doanh. Thuế này được gọi là thuế gián thu do người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Thuế gián thu dễ điều chỉnh hơn thuế trực thu nên xu hướng chung ở các nước là coi trọng thuế gián thu hơn thuế trực thu.
»»» Tham khảo: Review Khóa Học Kế Toán Thuế Tốt Nhất Hà Nội TPHCM
2. Các Loại Thuế Gián Thu Là Gì?
Các loại thuế gián thu hiện nay là:
– Thuế doanh thu
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
– Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
– Thuế GTGT
– Thuế bảo vệ môi trường
3. Quy Định Về Thuế Gián Thu Ở Việt Nam
– Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Theo quy định Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất để khuyến khích phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.
Nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Thuế thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 đã bổ sung quy định về áp dụng thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sang các nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Luật cũng quy định về thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước, đáp ứng điều kiện xuất xứ từ các nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế Nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng. Trong trường hợp thuế suất ưu đãi bằng 0% thì Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật để quyết định mức thuế suất thông thường.
– Thuế GTGT: Theo Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế được ban hành nhằm giải quyết khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông thủy hải sản trong nước.
Khuyến khích chế biến, hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản hoặc sản phẩm có giá trị khoáng sản trong giá trị hàng hóa thô chưa qua chế biến.
Điều chỉnh chính sách thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động trong đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh khi thời điểm thực hiện các cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan theo các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đang tới gần.
Những sự sửa đổi, bổ sung tiệm cận chuẩn mực và phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tiếp tục góp phần minh bạch, đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành lần đầu vào năm 1990 trong chương trình cải cách thuế. Tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều điểm mới. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2016 và có những điểm nổi bật sau:
+ Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế là: Naphtha, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha xăng không còn thuộc vào đối tượng chịu thuế. Đối tượng không chịu thuế còn là tàu bay sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng.
+ Giá tính Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường và thuế GTGT.
4. Cách Tính Thuế Gián Thu
– Tính thuế GTGT
Công ty X bán một lô hàng 4000 sản phẩm A với giá bán 500.000đ/sp. Khuyến mãi nhân ngày Tết, công ty quyết định hành động giảm giá bán đi 5%. Vậy giá tính thuế của lô hàng này là:
+ Giá tính thuế một sản phẩm A là: 500.000 – (500.000 * 5%) = 475.000 đ
+ Giá tính thuế của lô hàng là 4000 sp là 475.000 * 4000 = 1.900.000.000 đ
Vậy giá tính thuế của cả lô hàng là 1.900.000.000 đồng.
– Tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Cửa hàng X chuyên sản xuất Y là mẫu sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quan trọng. Năm 202X sản xuất được 2000 mẫu sản phẩm với giá chưa có thuế GTGT là 1.000.000đ/sp. Biết thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp là:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = [giá bán chưa thuế GTGT / (1+ thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)]
= [1.000.000 / (1+0,45)] = 689.655,17 đ
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Số lượng hàng hóa tính thuế tiêu thụ đặc biệt * giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt * Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
= 2000*689.655,17*0,45 = 620.719.353 đ
Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp là 620.719.353 đ
5. Phân Biệt Thuế Trực Thu Và Thuế Gián Thu
»»» Học Kế Toán Online Ở Đâu Hiệu Quả
Thuế gián thu | Thuế trực thu | |
Khái niệm | Là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Trong thuế gián thu thì đối tượng chịu thuế không phải là người nộp thuế mà là người tiêu dùng. | Là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người chịu thuế là người có nghĩa vụ nộp thuế. |
Tiền thuế | Được cầu thành trong giá cả của hàng hóa, dịch vụ | Được đánh vào kết quả kinh doanh |
Phương thức điều tiết | Nhà nước điều tiết thuế gián thu dựa vào giá cả của hàng hóa và dịch vụ | Nhà nước điều tiết thuế trực thu thông qua thu nhập của người chịu thuế |
Phạm vi tác động | Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trên thị trường | Ít tác động đến giá cả trên thị trường |
Thu thuế | Tương đối dễ dàng vì ít gặp phải sự phản ứng của người chịu thuế | Khó thu, dễ trốn mất thuế do việc thanh toán dùng tiền mặt nhiều, dẫn đến nhà nước còn gặp khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập thực tế của người nộp thuế. |
6. Tỷ Trọng Thuế Trực Thu Và Thuế Gián Thu Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế gián thu là cao hơn. Việc tổ chức thu nộp thuế gián thu cũng thuận lợi hơn nhưng chưa có sự đảm bảo công bằng do chưa tính đến hoàn cảnh cụ thể và khả năng của người nộp thuế. Với sự phát triển của kinh tế – xã hội thì tỷ trọng về thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân sẽ ngày càng tăng lên.
Bài viết trên đây Thuế Thu Nhập Cá Nhân đã chia sẻ kiến thức liên quan đến thuế gián thu là gì và phân biệt hai loại thuế là thuế trực thu và thuế gián thu. Mong rằng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn đọc
Xem thêm:
- Bài Tập Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Có Đáp Án
- Tờ Khai Quyết Toán Thuế Mẫu 02/QTT-TNCN
- Danh sách các trang web ngành thuế mà dân kế toán nhất định phải biết